Phòng Ngừa Bệnh Viêm Màng Não Do Não Mô Cầu Như Thế Nào Là Hiệu Quả ?


CHƯƠNG TRÌNH TỌA ĐÀM CÙNG CHUYÊN GIA BỆNH DO VI KHUẨN VÀ VIRUS LÂY LAN QUA ĐƯỜNG HÔ HẤP MỨC ĐỘ NGUY HIỂM ĐÃ ĐƯỢC NHẬN BIẾT ĐẦY ĐỦ?
PHÒNG NGỪA BỆNH VIÊM MÀNG NÃO DO NÃO MÔ CẦU NHƯ THẾ NÀO LÀ HIỆU QUẢ ?
Thời gian: Ngày 04 tháng 04 năm 2024
Bệnh não mô cầu xâm lấn (IMD) có quá trình tiến triển nhanh chóng có thể dẫn đến tử vong trong vòng chưa đầy 24 giờ nếu may mắn sống sót, nhưng lại có đến 20% bệnh nhân có thể mang những di chứng như đoạn chi, điếc, liệt, tổn thương não. Chính vì căn bệnh này là một mối đe dọa tính mạng với các biến chứng tiềm ẩn suốt đời, Sanofi đã cam kết theo đuổi cuộc chiến đẩy lùi căn bệnh này trong gần nửa thế kỷ và sẽ tiếp tục sứ mệnh của mình cùng với sự đồng hành của các tổ chức y khoa, các nhân viên y tế, thông qua những hoạt động đào tạo y khoa và giáo dục cộng đồng để nâng cao nhận thức và hành vi phòng ngừa bệnh do não mô cầu.
Chủng ngừa là chìa khóa rất quan trọng để ngăn chặn và đẩy lùi các bệnh truyền nhiễm có thể phòng ngừa bằng vắc-xin, trong đó có bệnh Viêm màng não do Não mô cầu – căn bệnh truyền nhiễm đã có vắc-xin phòng ngừa và được sử dụng trong nhiều năm qua. Với giải pháp “Phòng ngừa ĐỦ và Bảo vệ RỘNG”, ta không chỉ hướng tới việc giảm tỷ lệ mắc bệnh & giảm tỷ lệ tử vong mà còn giúp duy trì sức khỏe tốt suốt cuộc đời, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho mỗi cá nhân.
Qua đó, Công ty Sanofi Việt Nam đồng hành cùng Tổng Hội Y Học Việt Nam tổ chức chuỗi Hội thảo khoa học xuyên suốt các ngày 24/3 - 4/4 và 13/4/2024, với chủ đề: “BỆNH DO VI KHUẨN VÀ VIRUS LÂY LAN QUA ĐƯỜNG HÔ HẤP - MỨC ĐỘ NGUY HIỂM ĐÃ ĐƯỢC NHẬN BIẾT ĐẦY ĐỦ?”. Ở phần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nội dung “Phòng ngừa bệnh Viêm màng não do Não mô cầu như thế nào là hiệu quả?” với nhiều thông tin hữu ích và ý nghĩa để cùng nhau thúc đẩy tỉ lệ tiêm ngừa bệnh Viêm màng não do Não mô cầu ở các lứa tuổi khác nhau, giúp giảm đáng kể gánh nặng bệnh tật và tử vong do căn bệnh này.
Thời gian | Nội dung |
18:00 – 18:05 | Khai mạc chương trình PGS.TS.BS. Cao Hữu Nghĩa |
18:05 – 18:25 | Phần 1: Thông tin về bệnh Cúm mùa Gánh nặng Cúm mùa trên người cao tuổi và giá trị của Vắc-xin Cúm: Bảo vệ khỏi nhiễm Cúm và hơn thế nữa PGS.TS.BS. Vũ Thị Thanh Huyền |
18:25 – 18:45 | Phần 2: Thông tin về bệnh Viêm màng não do Não mô cầu Viêm màng não do Não mô cầu – Mức độ nguy hiểm và gánh nặng bệnh tật đã thật sự được đánh giá đúng? TS.BS. Nguyễn Huy Luân |
18:45 – 19:25 | Phiên Tọa đàm & Thảo luận Phòng ngừa bệnh Viêm màng não do Não mô cầu như thế nào là hiệu quả? Chủ tọa & các Báo cáo viên |
19:25 – 19:40 | Giải đáp những thắc mắc trong tiêm ngừa bệnh Cúm và bệnh Viêm màng não do Não mô cầu Chủ tọa & các Báo cáo viên |
19:40 – 19:45 | Tổng kết PGS.TS.BS. Cao Hữu Nghĩa |
PGS.TS.BS. Lê Thị Thanh Xuân
Giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu, Đào tạo và Chăm Sóc Sức Khỏe Cộng Đồng
Viện Đào Tạo Y Học Dự Phòng và Y Tế Công Cộng – Đại Học Y Hà Nội
PGS.TS.BS. Cao Hữu Nghĩa
Trưởng Bộ môn Khoa Học Vi Sinh – Trung Tâm Đào Tạo, Viện Pasteur TP.HCM
PGS.TS.BS. Phạm Quang Thái
Phó Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Trung Ương
TS.BS. Nguyễn Huy Luân
Giảng viên Bộ môn Nhi - Đại học Y Dược TP.HCM
I. Một số điểm đáng chú ý từ hệ thống giám sát Viêm màng não do Não mô cầu
1. Ghi nhận giám sát ca bệnh hiện chủ yếu dựa vào báo cáo trực tuyến.
2. Vẫn có ca bệnh ghi nhận trong thời gian giãn cách xã hội.
3. Ghi nhận ca bệnh và báo cáo, chủ yếu dựa vào dấu hiệu lâm sàng, vẫn còn nhiều ca chưa được làm XN xác định.
4. Chưa xác định nhóm huyết thanh gây bệnh trong báo cáo.
5. Khác với các quốc gia khác, Số ca >1 tuổi chiếm đa số, trong đó số lượng thanh thiếu niên, người trẻ >18 tuổi chiếm tỷ lệ lớn.
II. Một số điểm đáng chú ý của nhóm huyết thanh W
- Kể từ năm 2016, số trường hợp IMD gây ra bởi nhóm huyết thanh W đã tăng lên đáng kể ở nhiều quốc gia ở Nam bán cầu như Úc, New Zealand, Nam Phi, Chile và Châu Âu
-Tại Anh, các trường hợp MenW có biểu hiện lâm sàng với nhiều ca bệnh không điển hình như viêm khớp nhiễm khuẩn và nhiễm trùng đường hô hấp nặng, các mẫu nuôi cấy âm tính có thể không được gửi đi xét nghiệm PCR -> có thể dẫn đến sự chậm trễ tiềm ẩn trong việc điều trị dự phòng cho những người tiếp xúc gần.
- Theo báo cáo từ hệ thống giám sát tại Mỹ trong 5 năm ( 2017 -2021), nhóm huyết thanh W là nhóm có tỷ lệ tử vong (CFR) cao nhất 21.5% trong số 5 nhóm huyết thanh gây ra IMD.
- Sự giao lưu toàn cầu nhanh chóng và tiện lợi của giao thông, máy bay,.. có thể lây lan nhanh các nhóm huyết thanh mới, đặc biệt là nhóm huyết thanh W.
III. Chiếm lược phòng bênh Não mô cầu xâm lấn
- Tiêm chủng phòng bệnh là chìa khóa
- Cần tiêm vắc xin phòng cả 5 nhóm huyết thanh gây bệnh A, B, C, W, Y.
- Ưu tiên phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ như trẻ em, thanh thiếu niên
Quý nhân viên y tế có thể tải file pdf bài trình bày tại ĐÂY.