Skip To Main Content
  • Article
  • Source: Campus Sanofi

Mối Liên Quan Giữa Hẹp Động Mạch Cảnh Và Đột Quỵ Do Thiếu Máu Cục Bộ Tái Phát: Phân Tích Hậu Định Của Nghiên Cứu POINT

Phân tích hậu định này của nghiên cứu POINT đã chứng minh rằng hẹp động mạch cảnh có liên quan đến tăng nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ, nhưng tác dụng của clopidogrel không khác biệt đáng kể ở những bệnh nhân bị hẹp so với không bị hẹp động mạch cảnh.

Những điểm chính cần lưu ý

  • Ở những bệnh nhân bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ nhẹ hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) nguy cơ cao, hẹp động mạch cảnh ≥50% làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ tái phát.
    • Bệnh nhân hẹp động mạch cảnh ≥50% là đối tượng có nguy cơ đột quỵ tái phát cao nhất
  • Tác dụng của liệu pháp kháng tiểu cầu kép (DAPT) đối với đột quỵ do thiếu máu cục bộ tái phát không khác biệt đáng kể ở những bệnh nhân bị so với không bị hẹp động mạch cảnh.
  • Nghiên cứu này nhấn mạnh rằng khuyến cáo dùng DAPT ở những bệnh nhân đủ tiêu chuẩn hẹp động mạch cảnh khi không có dự định can thiệp cấp.
    Tại sao điều này lại quan trọng

Tại sao điều này lại quan trọng

  • Các nghiên cứu trước đây cho thấy hẹp động mạch cảnh có liên quan đến tăng nguy cơ tái phát ở những bệnh nhân bị TIA hoặc đột quỵ do thiếu máu cục bộ nhẹ.
  • Do đó, phân tích hậu định này của nghiên cứu POINT đã đánh giá mối liên quan giữa hẹp động mạch cảnh và nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ tái phát và xác định xem việc bổ sung clopidogrel trên nền aspirin có lợi hơn ở những bệnh nhân bị so với không bị hẹp động mạch cảnh hay không

Thiết kế nghiên cứu

  • Phân tích hậu định này của nghiên cứu POINT (Platelet-Oriented Inhibition in New TIA and Minor Ischemic Stroke) đã phân bổ ngẫu nhiên bệnh nhân bị đột quỵ nhẹ (điểm NIHSS ≤3) hoặc TIA có nguy cơ cao (điểm số ABCD2 ≥4) trong vòng 12 giờ kể từ thời điểm bình thường gần nhất, được điều trị DAPT (aspirin và clopidogrel) hoặc aspirin đơn độc và theo dõi trong 90 ngày.
  • Phân tích này bao gồm các bệnh nhân từ nghiên cứu POINT được ít nhất một lần chụp động mạch cảnh, có ≥1 ngày theo dõi và không phẫu thuật bóc tách lớp nội mạc động mạch cảnh.
  • Các bệnh nhân được chia thành hai nhóm: Nhóm bị hẹp <50% so với ≥50% ở  động mạch cảnh trong đoạn cổ
  • Tiêu chí nghiên cứu: đột quỵ do thiếu máu cục bộ trong 90 ngày
  • Sử dụng mô hình hồi quy Cox để tìm mối liên quan giữa hẹp động mạch cảnh và đột quỵ thiếu máu và để đánh giá liệu clopidogrel có hiệu quả ở bệnh nhân hẹp ≥50% động mạch cảnh

Các kết quả chính

  • Trong số những bệnh nhân được thu nhận vào nghiên cứu POINT (N = 4.881), 3.941 bệnh nhân đã đáp ứng tiêu chuẩn của phân tích.
  • Trong quá trình theo dõi, hẹp động mạch cảnh ≥50% có liên quan tới đột quỵ do thiếu máu não cao hơn so với hẹp động mạch cảnh <50% ở phân tích không hiệu chỉnh (13,0% so với 4,9%; P <0,001).
  • Theo quan sát trong phân tích độ nhạy, tỷ lệ đột quỵ tái phát ở bệnh nhân bị hẹp có triệu chứng cao hơn ở những bệnh nhân bị hẹp không có triệu chứng (23,5% so với 10,4%; P <0,001).
  • Trong phân tích đã điều chỉnh, so với những bệnh nhân hẹp động mạch cảnh <50%, nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ tăng lên ở:
    • Những bệnh nhân bị hẹp ≥50% không triệu chứng (tỷ lệ nguy hại đã hiệu chỉnh [aHR]: 2,54 [khoảng tin cậy {KTC} 95% : 1,52–4,23]; P <0,001)
    • Những bệnh nhân bị hẹp ≥50% có triệu chứng (aHR: 3,50 [KTC 95%: 2,06–5,98]; P <0,001)
  • Nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ tái phát bằng clopidogrel dường như giảm đi rõ ràng hơn ở những bệnh nhân không bị hẹp động mạch cảnh (aHR: 0,68 [KTC 95%: 0,50–0,93]; P = 0,014) so với ở những bệnh nhân hẹp động mạch cảnh (aHR: 0,88 [KTC 95%: 0,45–1,72]; P = 0,703), nhưng tương tác giữa nhánh hẹp × nhóm điều trị là không đáng kể (Ptương tác = 0,573).

Các hạn chế

  • Đây là nghiên cứu hồi cứu và có số lượng bệnh nhân hẹp động mạch cảnh còn hạn chế.
  • Những bệnh nhân có kế hoạch tái thông mạch cảnh đã được loại trừ.
  • Nghiên cứu thiếu dữ liệu về cơ chế đột quỵ do thiếu máu cục bộ, hẹp động mạch cảnh đoạn trong sọ và lý do tại sao bệnh nhân hẹp động mạch cảnh có triệu chứng không được tái thông động mạch cảnh.
  • Hẹp động mạch cảnh có khả năng bị phân loại nhầm là không triệu chứng ở những bệnh nhân TIA.

  1. Yaghi S, de Havenon A, Rostanski S, Kvernland A, Mac Grory B, Furie KL, et al. Carotid stenosis and recurrent ischemic stroke: A post-hoc analysis of the POINT Trial. Stroke. 2021;52(7):2414–2417. doi:10.1161/STROKEAHA.121.034089. PMID:33940954.
MAT-VN-2202646 – V2.0- 03/24