Skip To Main Content { "isEditMode": false, "isPublic": true, "context": "", "site": "campus-sanofi-vn", "currentLocale": "vi_VN", "translationsPath": "" } [{ device: /(tablet|ipad|playbook|silk)|(android(?!.*mobi))/i.test(navigator.userAgent) ? 'tablet' : (/Mobile|iP(hone|od)|Android|BlackBerry|IEMobile|Kindle|Silk-Accelerated|(hpw|web)OS|Opera M(obi|ini)/.test(navigator.userAgent) ? 'mobile' : 'desktop'),platform: `magnolia`,language: `vi`,siteType: `advise`,brandWebsiteType: `multibrand`,region: `apac`,country: `vietnam`,target: `hcp`,brand: `Non-Brand`,gbu: `Cross bu`,pageName: `Tính Hiệu Quả Và Độ An Toàn Của Clopidogrel So Với Aspirin Trên Bn Cao Tuổi Đột Quỵ Do Thiếu Máu Cục Bộ` }]
Đây là trang thông tin này dành riêng cho các chuyên gia y tế sinh sống và làm việc tại Việt Nam
{ event: "article_read", name: `Tính Hiệu Quả Và Độ An Toàn Của Clopidogrel So Với Aspirin Trên Bn Cao Tuổi Đột Quỵ Do Thiếu Máu Cục Bộ`, author: ``, tags: `Bệnh động mạch vành | Dữ liệu nghiên cứu lâm sàng`, publication_date: ``, interaction_type: "content" }
Article
Source: Campus Sanofi
Tính Hiệu Quả Và Độ An Toàn Của Clopidogrel So Với Aspirin Trên Bn Cao Tuổi Đột Quỵ Do Thiếu Máu Cục Bộ
Tính hiệu quả và độ an toàn của clopidogrel so với aspirin: Một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu ở bệnh nhân cao tuổi bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ
Clopidogrel là thuốc kháng kết tập tiểu cầu thay thế an toàn và hiệu quả cho aspirin để phòng ngừa đột quỵ thứ phát ở bệnh nhân trên 80 tuổi.
Những điểm chính cần lưu ý
Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu này là nghiên cứu đầu tiên so sánh tính hiệu quả và độ an toàn của clopidogrel và aspirin sau đột quỵ do thiếu máu cục bộ cấp tính (ĐQTMCB) tiên phát ở bệnh nhân cao tuổi (trên 80 tuổi) về đột quỵ tái phát và các biến cố xuất huyết nặng.
Nghiên cứu này cho thấy so với người dùng aspirin, người dùng clopidogrel có:
Nguy cơ ĐQTMCB tái phát và gộp biến cố nhồi máu cơ tim cấp tính (NMCT) hoặc ĐQTMCB thấp hơn đáng kể
Nguy cơ xuất huyết nội sọ (XHNS) và gộp các biến cố xuất huyết nặng thấp hơn đáng kể
Kết quả từ nghiên cứu này cho thấy clopidogrel an toàn và hiệu quả hơn so với aspirin ở bệnh nhân cao tuổi (trên 80 tuổi) để phòng ngừa đột quỵ thứ phát.
Tại sao điều này lại quan trọng
Mặc dù aspirin và clopidogrel là các thuốc kháng kết tập tiểu cầu hiệu quả, nhưng bệnh nhân cao tuổi bị đột quỵ có nguy cơ cao bị biến cố xuất huyết nặng khi dùng aspirin, điều này làm phức tạp quá trình lựa chọn thuốc kháng kết tập tiểu cầu thích hợp để phòng ngừa đột quỵ thứ phát.
Hiệu quả của aspirin và clopidogrel trong việc phòng ngừa đột quỵ tái phát ở bệnh nhân cao tuổi (trên 80 tuổi) vẫn chưa được hiểu rõ.
Nghiên cứu thế giới thực này đã so sánh nguy cơ đột quỵ tái phát và các biến cố xuất huyết nặng ở những bệnh nhân từ 80 tuổi trở lên được kê đơn aspirin hoặc clopidogrel sau ĐQTMCB tiên phát.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu này đã sử dụng dữ liệu từ Dữ liệu Toàn dân của Cơ sở dữ liệu Phúc lợi và Sức khỏe, đại diện cho ~99,9% dân số Đài Loan.
Tiêu chí thu nhận: Bệnh nhân ít nhất 80 tuổi được điều trị đơn trị liệu kháng kết tập tiểu cầu bằng clopidogrel hoặc aspirin sau khi nhập viện vì ĐQTMCB tiên phát từ ngày 1 tháng 1 năm 2009 đến ngày 31 tháng 12 năm 2018
Tiêu chí loại trừ: Bệnh nhân dùng thuốc kháng kết tập tiểu cầu khác hoặc sử dụng đồng thời aspirin và clopidogrel trong giai đoạn trước khi bị đột quỵ hoặc trong khi nhập viện do đột quỵ
Bệnh nhân được chia thành hai nhóm dựa trên liệu pháp kháng kết tập tiểu cầu được kê đơn trong khi nhập viện do đột quỵ: người dùng clopidogrel (nhóm phơi nhiễm) và người dùng aspirin (nhóm đối chứng)
Tiêu chí hiệu quả lâm sàng: Phòng ngừa ĐQTMCB, NMCT tái phát và các biến cố tim mạch gộp (ĐQTMCB hoặc NMCT tái phát) trong thời gian theo dõi
Tiêu chí an toàn lâm sàng: Xảy ra XHNS, xuất huyết đường tiêu hóa (XHTH) nặng hoặc gộp các biến cố xuất huyết nặng (XNHS hoặc XHTH nặng) trong thời gian theo dõi
Các kết quả chính
Tổng cộng, nghiên cứu này đã thu nhận 15.045 bệnh nhân với 1.979 (13,2%) người dùng clopidogrel và 13.066 (86,8%) người dùng aspirin sau khi nhập viện vì ĐQTMCB tiên phát.
So với việc sử dụng aspirin, việc sử dụng clopidogrel có liên quan đến nguy cơ thấp hơn đáng kể về:
ĐQTMCB tái phát (tỷ số nguy cơ [HR] = 0,89; Khoảng tin cậy [KTC] 95%: 0,83–0,96; P = 0,002)
Các biến cố tim mạch tổng hợp (HR = 0,88; KTC 95%: 0,82–0,95; P <0,001)
XHNS (HR = 0,71; KTC 95%: 0,56–0,90; P = 0,005)
Gộp các biến cố xuất huyết nặng (HR = 0,89; KTC 95%: 0,80–0,99; P = 0,04).
Giữa người dùng clopidogrel và aspirin, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nguy cơ:
Trong phân tích độ nhạy sử dụng phân tích theo ý định điều trị , so với aspirin, việc sử dụng clopidogrel có liên quan đến:
Nguy cơ ĐQTMCB tái phát thấp hơn một chút (HR = 0,94; KTC 95%: 0,87–1,00; P = 0,05)
Nguy cơ NMCT thấp hơn đáng kể về mặt thống kê (HR = 0,74; KTC 95%: 0,60–0,91; P = 0,005) và tổng hợp các biến cố CV (HR = 0,92; KTC 95%: 0,86–0,98; P = 0,006)
Nguy cơ XHNS, XHTH nặng và gộp các biến cố xuất huyết nặng không có sự khác biệt giữa hai nhóm dùng clopidogrel và aspirin
Các hạn chế chính
Việc phân loại sai ĐQTMCB tiên phát, đột quỵ tái phát và mức độ nghiêm trọng của đột quỵ có thể xảy ra, vì các bác sĩ thường dựa vào chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ để chẩn đoán ĐQTMCB và/hoặc để đánh giá mức độ nghiêm trọng của đột quỵ và các dữ liệu báo cáo hình ảnh học không có sẵn trong Cơ sở dữ liệu Phúc lợi và Sức khỏe.
Không thể đánh giá các yếu tố gây nhiễu khác như hút thuốc, trọng lượng cơ thể hoặc hành vi lối sống, có thể ảnh hưởng đến cả kết cục về tính hiệu quả và độ an toàn cũng như mối quan hệ của chúng với liệu pháp kháng kết tập tiểu cầu.
Dữ liệu thu thập có thể cho thấy đơn thuốc đã được mua, chứ không cho thấy bệnh nhân dùng thuốc theo đơn hoặc đúng cách dùng.
Để biết thêm chi tiết, vui lòng tham khảo ấn bản gốc của Huang HY, et al.
Huang HY, Lin SY, Katz AJ, Sheu JJ, Lin FJ, Wang CC, et al. Effectiveness and safety of clopidogrel vs aspirin in elderly patients with ischemic stroke. Mayo Clin Proc. 2022;97(8):1483–1492. doi: 10.1016/j.mayocp.2022.01.033. PMID: 35933134.